Thẩm định giá máy móc thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp.
1. Đối tượng thẩm định
Do đối tượng của việc thẩm định giá máy, thiết bị rất rộng bao gồm thiết bị chuyên dùng, không chuyên dùng, những thiết bị lắp ráp, nguyên kiện hay công cụ, dụng cụ và các thiết bị phụ trợ để chế biến hoặc sản xuất..., tất cả những tài sản không phải là bất động sản để thực hiện một chức năng cụ thể đã được xác định trước.
2. Mục đích thẩm định
- Tư vấn vay vốn ngân hàng, xử lý nợ của các Ngân hàng.
- Tư vấn mua sắm, thanh lý tài sản.
- Làm cơ sở đấu thầu.
- Tư vấn trong việc xác định chi phí di dời tài sản để phục vụ cho mục đích bồi thường
- Tư vấn trong việc giải quyết tranh chấp tài sản cho Cơ quan Tòa án.
- Tư vấn trong việc bán đấu giá tài sản, thu phí cho Cơ quan Thi hành án.
- Tư vấn xác định giá trị thiệt hại của tàisản
- Tư vấn mua/bán bảo hiểm.
- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để Cổ phần hoá Doanh nghiệp.
- Tư vấn sát nhập, chia tách, phá sản, giải thể Doanh nghiệp
- Tư vấn quyết định phương án đầu tư.
- Tư vấn trong việc xây dưng phương án xử lý sau khi cải cách DNNN
- Tư vấn Góp vốn liên doanh.
- Tư vấn Chuyển nhượng tài sản.
- Tư vấn trong việc thỏa thuận chia tài sản.
- Hạch toán kế toán.
3. Quy trình thẩm định (dành cho Khách hàng)
- - Bước 1: Tiếp nhận Hồ sơ từ Khách hàng
- - Bước 2: Phân tích sơ bô thông tin Hồ sơ
- - Bước 3: Ký kết Hợp đồng Thẩm định giá
- - Bước 3: Khảo sát hiện trạng thực tế Tài sản và Thu thập thông tin, dữ liệu thị trường
- - Bước 4: Thực hiện Thẩm định giá
- - Bước 5: Phát hành Chứng thư Thẩm định.
- - Bước 6: Bàn giao Chứng thư Thẩm định và Hồ sơ (Hợp đồng, Thanh lý, Hóa đơn) cho Khách hàng
Dowload mẫu “GIẤY YÊU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ”